27 tháng 12, 2012

Trái Mỏ Quạ - Ngâm rượu


 Rượu mỏ quạ thường được ngâm trực tiếp cây mỏ quạ với rượu đế khoảng 30-40%vol. Có một số người còn ngâm rượu mỏ quạ với một số vị thuốc Nam hoặc thuốc Bắc có vị ngọt có cùng công dụng như chữa đau lưng nhức mỏi và một số vị thuốc ngọt để giảm vị đắng của Mỏ quạ Cây mỏ quạ ngâm có thể dùng lá, thân...ngâm tươi hoặc khô đều tốt, nhưng ngâm tươi thì dùng rượu cao độ từ 40 độ-45 độ để đảm bảo chất lượng nồng độ vì trong trái mỏ quạ tươi có rất nhiều nước màu trắng như sữa có vị đắng. Tốt nhất nên rửa sạch, phơi khoảng 2 nắng đem ngâm là tốt, ngâm còn nguyên tổ kiến trong đó là tốt nhất. Rượu ngâm khoảng 15 ngày thì dùng được, khi đó rượu có màu đỏ đậm rất đẹp, uống có vị đắng, thơm đặc trưng của trái mỏ quạ.
Tác dụng: trị đau lưng, nhức mỏi, đàn ông yếu sinh lý, xuất tinh sớm... Về tác dụng trị đau lưng nhức mỏi thì thấy ghi nhiều trên các loại rượu khác cho nên có thể nếu sử dụng ít và điều độ. Còn tác dụng cho đàn ông thì chưa được kiểm chứng. Tốt hơn hết là chỉ nên coi đó là một loại rượu đặc sản Phú Quốc.
Theo nhà sản xuất, đây là loại rượu thuốc trị đau lưng nhức mỏi, đổ mồ hôi tay chân rất hiệu quả nhưng không có tác dụng trị các bệnh yếu sinh lý...

GIẢO CỔ LAM

GIẢO CỔ LAM hay còn gọi là dây lõa hùng, trường sinh thảo hoặc thất diệp đảm, ngũ diệp sâm, tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum thuộc họ Bầu bí.
 -----------------------------------------------

Phép mầu Giảo cổ lam

Kể từ khi xuất hiện trên thị trường Việt Nam, nhiều câu hỏi bán tín bán nghi đã được đặt ra: Giảo cổ lam có chữa được bách bệnh như quảng cáo trên hộp trà? Công dụng của nó sẽ được phát huy bao nhiêu lâu sau khi uống?...


















 

Thưa GS, vậy thành phần hóa học chủ yếu của cây GCL là gì?


















Hiện nay GCL được chế biến như thế nào, thưa GS?






















Chè dây Sapa

Chè dây còn gọi là thau rả (tiếng Nùng), khau rả (tiếng Tày), hồng huyết long, điền bổ trà, ngưu khiên tỵ, chè hoàng gia, song nho Quảng Đông…, có tên khoa học là Ampelopsis Cantoniensis Planch, thuộc họ nho (Vintaceae).
moc-huong-cay-che-day-trong-tu-nhien
Theo y học cổ truyền, chè dây vị ngọt tính mát, có công dụng thanh thử nhiệt, tiêu việm, giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như vị thống, mụn nhọt, nhũ ung, tê thấp… Nghiên cứu hiện đại của các nhà khoa học Trung Quốc trên lâm sàng cho thấy, chè dây có khả năng trị liệu các bệnh như cốt tuỷ viêm, viêm hạch cấp tính, viêm tuyến vú cấp tính, nhiễm khuẩn ngoại khoa, viêm họng và Amiđan cấp tính, viêm mủ tai giữa, viêm khí phế quản cấp tính, viêm thận cấp tính, thấp khớp giai đoạn tiến triển, viêm cơ, viêm răng lợi, mụn nhọt, đinh độc, eczema, nhiễm trùng vết thương (dưới dạng viên nang Ampelop)

Cây Xương khỉ, Mảnh cộng, Bìm Bịp

Tên: Mảnh công, cây xương khỉ - Clinacanthus nutans (Burn f) Linlau, thuộc họ Ô rô - Acanthaceae.

Mô tả: Cây nhỏ, mọc trườn. 
Lá nguyên, có cuống ngắn, phiến hình mác hay thuôn, mặt hơi nhẵn, mép hơi giún, màu xanh thẫm. 
Bông rủ xuống ở ngọn. Lá bắc hẹp. Hoa đỏ hay hồng cao 3-5cm.
Tràng hoa có hai môi, môi dưới có 3 răng. Quả nang dài 1,5cm, chứa 4 hạt .....






Xin liên hệ: Mr Minh 0983 868 779

Chữa viêm gan B bằng cây cà gai leo

Chất Glycoalcaloid trong cây cà gai leo có tác dụng ức chế sự sao chép và làm âm tính virus viêm gan B. Loại thực vật này còn có thể giúp giải rượu.

Cà gai leo có tên khoa học là Solanum hainanense Hance Solanaceae. 

Theo đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu thuốc từ cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” do tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai cùng cộng sự thực hiện, ước tính hơn hai tỷ người trên thế giới bị nhiễm virus viêm gan B (HBV), khoảng 350-400 triệu người bị nhiễm HBV mạn tính. Khoảng 25-40% số người bị nhiễm HBV mạn tính chết sớm vì xơ gan hoặc ung thư gan. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người mắc bệnh viêm gan siêu vi B cao, gần 10 triệu người mang HBsAg.

Việc tiêm phòng vắc xin hiện được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa căn bệnh này. Tuy nhiên với những người đã mắc bệnh, nhất là viêm gan B mạn tính thể hoạt động, việc điều trị trở nên khó khăn. Theo hướng dẫn từ Hiệp hội Nghiên cứu bệnh gan Mỹ (AASLD) 4 năm trước, mục tiêu cơ bản của điều trị là kiềm hãm sự sinh sôi của virus viêm gan B và đẩy lùi bệnh gan. Mục tiêu tối hậu là ngăn chặn xơ gan, suy gan và ung thư gan. Đối với bệnh nhân bị viêm gan siêu vi B mạn tính thể hoạt động (khoảng 25%) cần điều trị bằng thuốc đặc hiệu. Những thuốc này thường rất đắt tiền, phải dùng kéo dài để duy trì sự ức chế siêu vi, hiệu quả cũng chỉ đạt 30-40% và khi ngừng thuốc có thể tái phát bệnh. Các thuốc này lại thường gây tác dụng phụ.
Hoạt chất mới phát hiện trong cây Cà gai leo có tác dụng điều trị viêm gan B.
Hoạt chất mới phát hiện trong cây Cà gai leo có tác dụng điều trị viêm gan B.
Nghiên cứu của nhóm tiến sĩ Minh Khai cho thấy các nhà khoa học đã phát hiện ra hoạt chất mới trong cây cà gai leo (tên khoa học là Solanum hainanense Hance Solanaceae), có tác dụng ức chế sự sao chép, làm âm tính virus viêm gan B, chống viêm gan. Hoạt chất này cũng ức chế mạnh sự phát triển xơ gan, chống oxy hóa của dạng chiết toàn phần và hoạt chất chính glycoalcaloid trên mô hình thực nghiệm sinh vật.
Hoạt chất này được thử nghiệm trên người bệnh tình nguyện, không có tác dụng phụ, được Bộ Y tế cho phép nghiên cứu lâm sàng. Trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, kết quả điều trị trên bệnh nhân viêm gan B thể hoạt động cho thấy có tác dụng khả quan.
Đề tài nghiên cứu về Cà gai leo được chuyển giao cho công ty Tuệ Linh sản xuất với tên gọi là Giải độc gan Tuệ Linh.
Đề tài nghiên cứu về cà gai leo được chuyển giao cho công ty Tuệ Linh sản xuất với tên gọi là Giải độc gan Tuệ Linh.
Các kết quả nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 3 đối với 90 bệnh nhân viêm gan B mạn hoạt động tại 3 cơ sở Viện Quân Y 103, Bệnh viện TW quân đội 108, Viện Quân Y 354 đều cho kết quả tốt, phù hợp với kết quả thu được ở giai đoạn 2. Giai đoạn 3 cho thấy thuốc có tác dụng ức chế sự nhân lên của HBV sau hai tháng điều trị.
Đề tài cũng nghiên cứu hoàn chỉnh quy trình chiết xuất, bào chế tạo ra sản phẩm dạng bao phim và được Viện Kiểm nghiệm Bộ Y tế thẩm định.
Bên cạnh việc giúp điều trị bệnh viên gan B, cà gai leo còn có tác dụng giải rượu mạnh. Trước khi uống rượu, người ta nhấm rễ cà gai leo sẽ lâu bị say, khi say chỉ cần uống nước sắc sẽ chóng tỉnh rượu. Thí nghiệm ngâm cà gai leo với cồn cho thấy chỉ sau một đêm, lượng lớn cồn bị phá hủy hiện chưa rõ nguyên nhân.
PGS.TS Phạm Kim Mãn

Nhục đậu khấu - Viagra của chị em

Trong chuyện phòng the, nếu như cá ngựa, ngài, tằm đực là cứu tinh cho giới mày râu thì đối với nữ giới, nhục đậu khấu lại là vị thuốc kỳ diệu đem lại nhiều khoái cảm đặc biệt.

Nhục đậu khấu (Myristica fragrans Hontt) thuộc họ nhục đậu khấu (Myristicaceae), tên khác là nhục quả, ngọc quả, là một cây nhỡ hoặc cây to, cành có vỏ ngoài nhăn nheo, hơi có khía, màu nâu xám. Lá mọc so le, có cuống ngắn, hình bầu dục, hoặc hình mác, dài 5-15cm, rộng 3-7cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ lông tơ, dày hơn ở lá non và có gân nổi rất rõ.
Cụm hoa đực dài 1-3cm, mọc ở kẽ lá gồm 3-20 hoa, bao hoa hình trứng, có lông chia 3 thùng (đôi khi 4), nhị xếp thành cột có đế dày, nhẵn, bao phấn thuôn, cụm hoa cái mọc ở kẽ lá gồm 1-2 hoa, bao hoa hình trứng rộng, có lông ở mặt ngoài, chia 3 thùy ở đầu, bầu có lông mịn.
Quả thường đơn độc, có cuống ngắn, đôi khi mang bao hoa tồn tại; hạt hình trứng có áo và nhân màu trắng.
Cây có nguồn gốc ở vùng đảo Thái Bình Dương được nhập trồng vào đất liền ở khắp vùng nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây chủ yếu được trồng ở các tỉnh phía Nam.
Theo các tài liệu cổ của y học Trung Quốc, nhục đậu khấu được dùng rất phổ biến làm hương liệu, gia vị và đặc biệt thuốc kích dục, tăng cường khả năng sinh lý và sự hưng phấn của phụ nữ. Họ gọi nhục đậu khấu là “Gia vị tình yêu” hay “Viagra cho nữ giới”.
Đến mùa quả nhục đậu khấu chín (tháng 5-6 và 11-12), người ta thu hái chúng đem về, bóc bỏ vỏ, lấy riêng áo hạt ngâm nước rồi phơi sấy cho khô, được nhục quả y. Đem nhục quả y tẩm ướt, rồi bọc bột mì, cám gạo hoặc bột hoạt thạch, đem nướng đến khi vỏ bọc cháy hết. Còn hạt đem sấy ở nhiệt độ 80 độ đến khi lắc có tiếng lọc cọc thì đem đập lấy nhân, sao nóng, ép bỏ dầu hoặc tán hạt thành bột, gói vào giấy bản rồi ép bỏ dầu.

Khi dùng, lấy 0,25-0,50g bột nhục đậu khấu ninh nhừ với cháo, ăn trong ngày. Cháo nhục đậu khấu có mùi thơm đặc trưng và vị ngon hấp dẫn. Có thể dùng bột hạt pha trà hoặc cho vào nước giải khát mà uống.Hạt nhục đậu khấu chứa 14,3% nước, 7,5% protein, 28,5% hydrat cacbon, 11,6% sợi, 1,7 % chất vô cơ, 0,12mg/100 canxi, 0,24mg/100 phosphor và 4,6mg/100 sắt, 6-16% tinh dầu, 14,6-24, 2% tinh bột, 2,25% pentosan, 1,5% furfural, 0,5-0,6% pectin. Phẩm chất và tác dụng chữa bệnh của nhục đậu khấu là do tinh dầu với hàm lượng không dưới 5%.
Chú ý: Không dùng quá liều lượng quy định. Liều cao có thể gây ngộ độc.
(Theo Khoa học & Đời sống)